 | Rãnh Mariana |
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, tàu lặn mới là kết quả nghiên cứu thiết kế của "Phòng chế tạo máy “Malakhit” Saint-Peterburg. Đây là Văn phòng chế tạo máy lão thành, ngay từ năm 1948 đã bắt đầu thiết kế tàu ngầm. Tạo ra thiết bị lặn mới là hạng mục công tác được dự trù trong Chương trình liên bang về phát triển kỹ thuật hàng hải dân sự, - Tổng giám đốc "Malakhit" Vladimir Dorofeev cho biết.
“Ở mức dự thảo sơ bộ vốn đã hoạch định mấy phương án thiết bị lặn dành cho công việc dưới nước ở độ sâu tới 11 km. Bộ máy sẽ chứa được người, nhưng tương ứng với xu hướng phát triển thiết bị hàng hải cũng đã trù tính cả mấy phiên bản không có người nữa. Trên hàng đầu thiết bị dành cho các nhiệm vụ khoa học, mặc dù thuộc loại dùng cho công dụng kép, tức là có thể sử dụng trong đảm bảo hoạt động hỗ trợ thủy văn của Hải quân”.
Từ trước đến nay con người chỉ hiện diện ở độ sâu 11 km dưới nước cả thảy hai lần. Năm 1960, tàu lặn "Trieste" đã đưa nhà hải dương học Thụy Sĩ Jacques Piccard và Trung úy Hải quân Mỹ Don Walsh xuống Rãnh Mariana. Nhiều người đã bị sốc vì hai nhà thám hiểm vẫn quyết tâm xuống tiếp khi ở độ sâu 9 km thì thiết bị lặn bị nứt cửa sổ. Năm 2012, tàu lặn Deepsea Challenger xuống sâu chở theo đạo diễn điện ảnh người Canada James Cameron. Cũng không nên quên về "máy lặn không người lái": thiết bị Nhật Bản "Kaiko" và của Mỹ "Nereus". Các tàu lặn tự động này lấy từ đáy biển những mẫu sinh vật hải dương như vi khuẩn, tôm và sâu biển.
Nga đã có các bộ máy lặn khoa học với tên gọi "Mir”, có khả năng xuống sâu 6 km và khám phá 98,5% đáy đại dương thế giới. Còn có hai thiết bị lặn quân sự - “Rus” và “Konsul”. Như báo chí viết, chức năng thông thường của tàu lặn quân sự là kết nối với đường cáp ngầm dưới đáy biển để bắt chặn thông tin liên lạc của đối phương.
Thế còn chiếc tiềm thủ đĩnh mới lặn xuống rãnh sâu Mariana gần đảo Guam với căn cứ quân sự Mỹ sẽ tiến hành cuộc thám hiểm ra sao, thì bây giờ ta chỉ có thể phỏng đoán.
Trong khi đó, théo báo Trí thức trẻ mới đây vào cuối tháng 6, Mỹ đã tuyên bố sẽ điều 5.000 quân tới siêu căn cứ quân sự Guam. Hãng truyền thông quốc tế Al Jazeera của Qatar ngày 22/6/2013 cho biết, với việc tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam đang chuẩn bị cho sự hiện diện của hơn 5.000 binh sỹ và người thân của họ.  | Một phần căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam nhìn từ trên cao. |
Ngoài ra, Mỹ đang có kế hoạch đầu từ 11 tỷ USD để hiện đại hóa căn cứ quân sự này, gồm các công trình bến đỗ cho tàu sân bay năng lượng hạt nhân, hệ thống tên lửa phòng thủ, các thao trường tập huấn bắn đạn thật. Mục đích của kế hoạch là biến đảo Guam, một lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương thành một trung tâm kiểm soát an ninh khu vực.
Guam được coi là biểu tượng sức mạnh và là siêu căn cứ quân sự của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương. Đây là căn cứ chiến lược cho lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ, với phạm vi đồn trú trên 30% diện tích đảo. Ngoài ra, Guam còn là điểm đóng quân của hàng chục đơn vị hoạt động hỗ trợ cho Bộ Tư lênh Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét